Phòng giáo dục và đào tạo Hà Đông - Hà Nội

Trường mầm non Hoa Hồng

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG MÙA DỊCH

Thứ sáu - 25/03/2022 22:29
Trẻ nhỏ sức đề kháng rất yếu, dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý tại nhà để giúp con khỏe mạnh, an toàn trong mùa dịch.

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG MÙA DỊCH
      Trẻ nhỏ sức đề kháng rất yếu, dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý tại nhà để giúp con khỏe mạnh, an toàn trong mùa dịch.
Trẻ mầm non có tham gia cả 3 bữa chính cùng với gia đình và ít nhất 2 bữa phụ khác. Bữa ăn của trẻ cần được bảo đảm 4 nhóm thực phẩm gồm: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
* Thức ăn tinh bột: Nguồn cung cấp tinh bột hàng ngày cho trẻ chủ yếu là cơm, cháo, ngoài ra phụ huynh có thể bổ sung những thức ăn từ tinh bột như: mì gạo, khoai lang, bún, phở….
* Thức ăn giàu đạm:
Một chế độ đủ đạm (protein) có vai trò quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhhanh lành bệnh. Vì vậy phụ huynh cần cho trẻ ăn thức ăn có chứa đạm ít nhất 2 bữa chính cho trẻ.
Thực phẩm giàu chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, ngũ cốc là nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời cho trẻ.
* Thức ăn chứa chất béo: Cần đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật. Nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu ăn thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật.
* Vitamin và khoáng chất: Rất cần thiết cho sức khỏe con người, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Nên ăn 400-600gr rau quả mỗi ngày. Để tránh tình trạng trẻ lười ăn rau, quả và giúp trẻ dễ ăn hơn, ăn nhiều hơn thì phụ huynh có thể cho trẻ ăn theo nhiều cách như: ăn trực  tiếp, nấu canh, trộn với sữa chua, xay nước, ép sinh tố….
* Đồ uống: Rất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là trong mùa dịch. Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần 600-1000ml/ngày; Trẻ 3 – 6 tuổi cần 1000 – 1500ml/ngày (bao gồm cả nước lọc, nước hoa quả, sữa). Không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước uống có ga, hạn chế các đồ uống có chứa cồn như café.
II. NHỮNG MÓN ĂN CHO TRẺ MẦM NON GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG
* Thực đơn buổi sáng cho trẻ:
- Buổi sáng là buổi quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy, mẹ nên chú ý nấu những món giúp dạ dày bé dễ tiêu hóa:
Những món ăn như:
- Cháo thịt với rau củ quả
- Phỏ bò
- Cháo sườn
- Bún mọc
- Cháo cá hồi rau ngót
* Thực đơn buổi trưa
Bữa ăn trưa cũng không kém phần quan trọng đối với trẻ. Một số thực đơn như:
- Cơm, thịt bò hầm khoai tây, cà rốt, canh bắp cải, tráng miệng chuối tiêu
- Cơm, thịt bò, trứng cút, canh bầu nấu tôm, tráng miệng dưa hấu
- Cơn, thịt đậu sốt cà chua, canh riêu cua, tráng miệng cam.
* Thực đơn buổi tối:
Một số món ăn cho trẻ:
- Cơm, thịt bò xào thập cẩm, canh rau cải nấu thịt, tráng miệng quả cam
- Cơm, tôm nõn, thịt sốt cà chua, canh rau ngót nấu thịt, tráng miệng quả chuối.
- Cơm, thịt gà cari, canh bí xanh nấu thịt, tráng miệng dưa hấu.
* Thực đơn bữa phụ: Một số món cho trẻ ăn thêm bữa phụ:
- Một cốc sữa chua hoặc sữa tươi
- Súp gà
- Chè đậu xanh
- Bánh bông lan….
III. CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN
Món: Thịt bò hầm khoai tây, cà rốt
Số xuất ăn: 5 xuất
1. Mục đích yêu cầu:
- Chế biến món ăn cho trẻ hợp vệ sinh, đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp với cơ thể trẻ.
- Thức ăn đảm bảo trạng thái, màu sắc, mùi vị, hấp dẫn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết.
- Chế biến đúng quy trình, đảm bảo thời gian quy định.
2. Nội dung thực hiện
- Thực đơn món ăn: Thịt bò hầm khoai tây, cà rốt.
- Chuẩn bị:
+ Bảo hộ lao động
+ Dao, thớt, chậu inox, máy xay
+ Cân, xoong, thìa, bát.
- Thực phẩm
STT Tên thực phẩm ĐVT Số lượng
01 Thịt bò kg 120gr
02 Khoai tây kg 50gr
03 Cà rốt, cà chua kg 50gr
04 Hành lá    
05 Bột canh    
06 Dầu ăn    
07 Nước mắm    
- Sơ chế:
+ Thịt bò rửa sạch, để ráo nước, thái khúc cho vào máy xay thịt.
+ Khoai tây, cà rốt nạo sạch vỏ, thái hạt lựu.
+ Hành lá cắt bỏ rễ, lá úa, rửa sạch, thái nhỏ.
+ Cà chua rửa sạch thái nhỏ
3. Chế biến:
- Đặt nồi lên bếp cho nóng, xong cho dầu ăn vào, cho một ít hành thái nhỏ vào phi thơm, cho thịt bò xay nhỏ vào đảo cho săn thịt, cho gia vị, cho khoai tây, cà rốt, cà chua thái hạt lựu vào đảo đi đảo lại cho ngấm gia vị, sau đó đổ nước vào, đun lửa nhỏ cho đến khi thịt, khoai tây, cà rốt chín nhừ, mềm. Sau đó nếm xem vừa vặn chưa, sau đó cho hành lá vào rồi tắt bếp.
4. Kết quả thành phẩm:
- Trạng thái: Các nguyên liệu chín mềm, có độ bóng, hấp dẫn.
- Màu sắc: Món ăn có màu sắc đỏ của cà rốt, màu vàng của khoai tây, màu xanh của hành lá.
- Mùi vị: Thành phẩm có mùi thơm của thịt bò, vị ngọt của cà rốt, khoai tây.
5. Chia thành phẩm
5.1. Cách chia:
- Chia theo định lượng quy định
- Lấy tổng số lượng thức ăn chia cho số cháu.
5.2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đủ, đúng định lượng thực phẩm cho trẻ.
- Thao tác nhanh gọn, vệ sinh sạch sẽ.
IV. Qua bài viết trên hy vọng rằng có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn, giúp trẻ vừa ăn ngon và vừa dinh dưỡng.
                                                                           Người thực hiện


                                                                        Nguyễn Thị Nghệ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chủ đề

  • Phòng tiếp đón
    02433.826.157
  • Trường Mầm non Hoa Hồng
    02433.826.157
khovideo
thuvienanh

Thống kê

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay566
  • Tháng hiện tại12,032
  • Tổng lượt truy cập374,540

Thăm dò

Bạn thấy website của trường thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây